Dị ứng nổi mề đay là gì? Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị!

ic-address 92B, Triệu Quang Phục, Phường 10, Quận 5, Tp HCM

ic-hotline Hotline: 0927 153 504

Dị ứng nổi mề đay là gì? Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị!
09 tháng 05, 2023

Dị ứng nổi mề đay là gì? Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị!

Dị ứng nổi mề đay là bệnh ngoài da phổ biến, khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể tiến triển thành mãn tính, rất khó chữa. Vậy bị mày đay dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dị ứng mề đay hiện nay ra sao?

1. Dị ứng nổi mề đay là gì?

Dị ứng nổi mề đay là hiện tượng phát ban ở trên da hoặc niêm mạc với biểu hiện là những cái nốt sẩn đỏ hình tròn hoặc các đám sưng phù, nổi lên trên da kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu. Các nốt ban đỏ có thể tập trung tại một vị trí trên da hoặc lan rộng khắp người như tay chân, bụng, mặt, cổ,…

2. Tại sao bị nổi mề đay dị ứng? Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay?

Theo các chuyên gia, mề đay dị ứng là kết quả do phản ứng thái quá của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, khiến cơ thể sản sinh ra chất độc dẫn đến các nốt sưng đỏ, mẩn ngứa.

Nguyên nhân gây ra dị ứng nổi mề đay có thể từ bên trong cơ thể hoặc do các yếu tố tác động từ bên ngoài, dưới đây là một số yếu tố phổ biến:

Do dị ứng: Nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng như dị ứng thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, thức ăn, lông thú cưng, dị ứng phấn hoa, dị ứng thuốc,… thì khi tiếp xúc với các yếu tố trên sẽ khiến da nổi các nốt đỏ kèm theo ngứa ngáy.

Tiếp xúc với côn trùng: Ở một số người, khi bị ong, kiến,… đốt sẽ gây hiện tượng dị ứng nổi mẩn ngứa mề đay.

Tiếp xúc với nấm mốc, vi nấm, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mề đay, dị ứng mẩn ngứa.

Do mắc bệnh lý: Khi bị lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn,… bạn cũng có thể bị mề đay.

Chức năng gan suy giảm: Gan đảm nhiệm chức năng loại bỏ độc tố cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng gan suy giảm, độc tố sẽ tích tụ lâu ngày, dẫn đến tình trạng sẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mề đay ở nhiều người.

Chức năng gan suy giảm làm tăng nguy cơ bị dị ứng, mề đay

Ngoài các nguyên nhân trên, stress kéo dài, hệ miễn dịch, sức đề kháng suy giảm cũng là nguyên nhân gây mề đay phổ biến.

3. Những vị trí nổi mề đay và đối tượng dễ mắc bệnh

Mề đay có thể xuất hiện tại 1 vị trí hoặc lan rộng ra toàn thân. Dưới đây là một số vị trí nổi dị ứng mề đay thường gặp.

3.1. Trên mặt

Dị ứng nổi mề đay ở mặt là tình trạng rất thường gặp. Các nốt mề đay có thể xuất hiện rải rác hoặc tạo thành mảng ở gò má, cằm, trán kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các nốt mề đay còn lan đến cổ họng, đường thở, gây khó thở, thậm chí khiến người bệnh có nguy cơ sốc phản vệ.

3.2. Môi, miệng

Dị ứng mẩn đỏ có thể ảnh hưởng đến môi, khiến môi sưng vù kèm theo châm chích rất khó chịu. Điều này khiến người bệnh khó giao tiếp, khó ăn uống và mất tự tin, ngại giao tiếp.

3.3. Mông

Mông cũng là vị trí dễ bị dị ứng nổi mề đay ngứa bởi đây là vị trí cọ xát với quần áo. Nếu chất liệu quần thô ráp, quần ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ nổi dị ứng mẩn đỏ mề đay.

3.4. Chân

Bắp chân, đùi cũng là vị trí dễ bị dị ứng nổi mề đay với biểu hiện là các nốt rời rạc hoặc nổi thành từng đám khi bị côn trùng cắn.

3.5. Tay

Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh rất dễ bị dị ứng nổi mẩn ngứa ở bắp tay, cánh tay với các vết sẩn phù dày đặc kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

3.6. Cổ

Da cổ mỏng, nhạy cảm nên rất dễ bị nổi dị ứng ngứa khi gãi, chà xát mạnh. Tình trạng mề đay có thể lan khắp cổ lên cằm, xuống ngực hoặc chỉ rải rác vài nốt.

3.7. Toàn thân

Dị ứng mề đay toàn thân là tình trạng cùng một thời điểm, người bệnh xuất hiện các nốt mề đay ở nhiều vị trí như mặt, cổ, cánh tay, chân, bụng, lưng kèm theo tình trạng ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, tình trạng ngứa nặng hơn vào ban đêm khiến người mắc không thể ngủ được.

Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người bị dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết,… dễ mắc dạng mề đay này.

4. Dấu hiệu bị dị ứng nổi mề đay

Dấu hiệu dị ứng nổi mề đay khá đặc trưng, dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

Da nổi mẩn đỏ phát ban hình tròn hoặc thành đám màu đỏ và nổi hẳn lên da. Kích thước các nốt mề đay có thể to, nhỏ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.

Một trong những triệu chứng của nổi mề đay là tình trạng ngứa rất khó chịu. Người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy điên cuồng kèm theo châm chích da. Ngứa sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi.

Ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng khi bị dị ứng mề đay.

Mề đay da vẽ nổi: Nếu người bệnh gãi, cọ xát da thì sẽ khiến da nổi mẩn và dễ bị viêm nhiễm.

Ngoài các triệu chứng phổ biến ở trên, người bị mề đay có thể gặp các triệu chứng khác bao gồm:

Da nổi mụn nước li ti, khi cào gãi có thể gây chảy dịch.

Nhiễm trùng da: Da bị trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Đặc biệt, khi thấy có các dấu hiệu bất thường sau thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất

Hoa mắt, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn

Niêm mạc miệng, lưỡi, cổ họng sưng to

Người ớn lạnh, đổ mồ hôi

Có cảm giác bất an

Khó thở

Rối loạn nhịp tim

Ngất xỉu

Các dấu hiệu này có thể do người bệnh đã bị sốc phản vệ. Cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

5. Dị ứng có tự khỏi được không? Phương pháp điều trị dị ứng nổi mề đay

Tình trạng dị ứng có thể tự khỏi sau một vài ngày nếu ở mức độ nhẹ, cấp tính. Nếu tình trạng đã chuyển sang mạn tính thì cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Vậy bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao? Dưới đây là một số phương pháp trị mẩn ngứa, mề đay được áp dụng phổ biến hiện nay:

5.1. Thuốc Tây điều trị dị ứng nổi mề đay – Bị dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc trị nổi mề đay dị ứng là phương pháp điều trị hiệu quả bởi có tác dụng giảm ngay các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Cơ chế của thuốc Tây đó là đi vào cơ thể và ngăn chặn quá trình sản sinh độc tố trên da. Từ đó chữa mề đay rất nhanh chóng.

Một số loại thuốc được sử dụng để chữa mề đay gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm như: thuốc kháng histamin, thuốc bôi ngoài da chứa corticoid,… Các loại thuốc này mang lại hiệu quả nhanh nhưng người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.

5.2. Đông y điều trị dị ứng nổi mề đay

Bên cạnh các loại thuốc Tây y ở trên, người bị dị ứng nổi mề đay có thể áp dụng một số phương pháp, bài thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Phòng khám YHCT Mỹ Đức với nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, sơ chế bảo quản đúng chuẩn. Bác sĩ khám và kê đơn tùy cơ địa của từng bệnh nhân, đưa ra phương thuốc hợp lý nhất giúp điều trị căn nguyên bệnh và không gây tác dụng phụ, ngăn chặn bệnh tái phát.

Bệnh dị ứng nổi mề đay có tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần và rất khó để điều trị dứt điểm. Khi phát hiện triệu chứng, bệnh nhân cần khám và điều trị kịp thời.

Đăt lịch khám vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹

Công ty TNHH MTV MỸ ĐỨC HÒA

PHÒNG KHÁM YHCT MỸ ĐỨC

🏠 Địa chỉ: 92B Triệu Quang Phục, P10, Q.5, TPHCM.

Hotline/zalo: 0927 153 504 / BS Tư vấn: 0903 934 184

🌐Website: www.yhctmyduc.com 

Lịch làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 – Từ 7h30 đến 19h00.

✔️ Hỗ trợ thanh toán gói bảo hiểm!

🤝 Rất Hân Hạnh Được Đón Tiếp!

Chỉ đường
Zalo
Hotline
0927 153 504