TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG KHÔNG?

ic-address 92B, Triệu Quang Phục, Phường 10, Quận 5, Tp HCM

ic-hotline Hotline: 0927 153 504

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG KHÔNG?
24 tháng 05, 2023

Tai biến mạch máu não là gì 

👉 Tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não. Lúc này não sẽ không được cung cấp oxy và dưỡng chất khiến các tế bào não chết dần.

👉 Thời gian càng dài thì não tổn thương càng nặng, bệnh nhân sẽ tiến gần với bờ vực tử vong thêm một bước. Các cơ quan trên cơ thể được điều khiển bởi não bộ sẽ không tiếp tục hoạt động được nữa khiến bệnh nhân bị tê liệt, không giao tiếp được,...

 

✳️ Có hai loại tai biến mạch máu não

👉 Nhồi máu não

Chiếm 80% tổng số ca bệnh, nguyên nhân do lưu lượng tuần hoàn máu lên não bị hẹp hoặc tắc. Lúc này một phần não sẽ bị ngừng cung cấp máu, càng kéo dài thời gian sẽ khiến khu vực đó bị hoại tử. Khi bệnh nhân bị tai biến do nhồi máu não có thể cấp cứu trong khoảng 4 tiếng từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt để hạn chế tổn thương não, giúp giảm đi những nguy cơ để lại di chứng cho cơ thể.

👉 Xuất huyết não

Chỉ chiếm 20% tổng số ca bệnh, tuy nhiên tử lệ tử vong cực kỳ cao, nguyên nhân do máu tràn vào mô và làm tổn thương đến não gây nên tình trạng phù não. Lúc này áp lực các mô xung quanh tăng lên, hậu quả sẽ giết chết các tế bào não và vỡ mạch não. Thời gian “vàng” dùng để cấp cứu bệnh nhân tai biến do xuất huyết não chỉ tính bằng đơn vị phút. Chính vì vậy nguy cơ tử vong trong trường hợp này rất cao nếu không có biện pháp sơ cứu và cấp cứu kịp thời.

Đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não

 

Nguyên nhân gây đột quỵ là gì 

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

✳️ Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

✳️ Các yếu tố bệnh lý

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
  • Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

 

Các dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não 

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: 

Œ Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

🆘 Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.

 Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

🆘 Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.

Ž Nói lắp

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.

🆘 Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

 Đau đầu

Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu, mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn.

🆘 Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não

 Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.

‘ Thị lực giảm dần

Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần, mắt nhìn không rõ

’ Dáng đi bất thường

Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.

“ Nấc cục

Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.

 

🌿 Cách xử lý khi có dấu hiệu tai biến 

Khi nhận thấy 2 hoặc 3 triệu chứng kể trên thì gần như có thể chắc chắn đó là dấu hiệu tai biến.

📢 Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bởi khi tai biến xảy ra thì thời gian có thể cứu được bệnh nhân chỉ được tính bằng phút.

📛 Một vài cách sơ cứu bệnh nhân tai biến trong thời gian đợi xe cấp cứu:

Quan sát các biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế khi họ tới. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị cấp cứu.

Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, đầu kê cao khoảng 30 độ

Nới lỏng quần áo, nhắc nhở bệnh nhân hít thở sâu và chậm rãi

Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, tránh để các chất nôn sộc lên mũi bệnh nhân gây khó thở.

Trường hợp bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng của bệnh nhân để bệnh nhân không cắn vào lưỡi trong quá trình bị co giật.

 

 

🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹

CÔNG TY TNHH MTV MỸ ĐỨC HÒA

PHÒNG KHÁM YHCT MỸ ĐỨC

🏠 Địa chỉ: 92B Triệu Quang Phục, P10, Q.5, TPHCM.

☎ Hotline/zalo: 0927153504 / BS Tư vấn: 0903934184

🌐Website: www.yhctmyduc.com 

⏰ Lịch làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 – Từ 7h30 đến 19h00.

✔️ Hỗ trợ thanh toán gói bảo hiểm!

🤝 Rất Hân Hạnh Được Đón Tiếp!

Chỉ đường
Zalo
Hotline
0927 153 504